Hãy biết hoạch định mục tiêu học hành và cả mục tiêu tình cảm để không bị lúng túng, bối rối khi trái tim có lỡ “không ngủ yên” và cây roi của ba mẹ cũng không nằm yên nếu bị phát hiện ra, teen nhé!
“Còn đang đi học, không được yêu đương gì cả, biết chưa?!” hay “Đang học mà dính vào yêu đương là lỡ đường con ạ!”, là những gì mà hàng ngày, hàng giờ teen được nhắc nhở và cả...
đe dọa bởi những người lớn có thẩm quyền quản lý cuộc sống của teen. Có những teen “quán triệt tư tưởng” này rất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành, chú tâm vào việc học và chỉ cho phép bản thân dừng ở chữ tình thứ nhất với tất cả mọi người: tình bạn. Song vẫn có những chú nai tơ lỡ đường chạy vào khu vườn cấm, và thế là a lê hấp..., dính vào chuyện “ta muốn mà một số người không muốn, không cho phép”, dính vào chữ tình ở “level” thứ hai: “tình yêu bọ xít”.
Xét về nhiều mặt, teen không hề có lỗi khi “thương thương nhớ nhớ iu iu” với một cô nàng hoặc một anh chàng nào đó, bởi đây là một điều hết sức bình thường: ai cũng phải có trái tim để sống và đã có trái tim thì không thể không có những lúc “rung rinh - rúng rính - rùng rình”, không thể không có những lúc bị loạn nhịp. Teen chỉ bị phản đối, “chống phá” hay ngăn cản khi mải mê yêu đương, mải mê với việc thưởng thức trái cấm còn xanh mà xao nhãng việc học, nhiệm vụ quan trọng nhất, và xao nhãng cả những thứ khác trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để thỏa đôi đường: vừa được thoải mái “rung rinh” vừa hoàn thành tốt việc học, không để cuộc sống có quá nhiều xáo trộn theo hướng tiêu cực ?
Đây là điều không chỉ teen mà ngay cả những người lớn như cha mẹ, thầy cô, anh chị của teen cũng rất quan tâm. Để tìm được con đường thênh thang nhất, ngọt ngào nhất, thoải mái nhất cho mình và “người í” của mình cùng đi, teen hãy tham khảo một số điều sau đây nhé!
Thứ nhất, để có được trái chín, hãy tuân thủ nguyên tắc "cánh đồng vui vẻ".
tuổi này, những tình cảm của teen chỉ mới dừng ở mức độ xúc cảm, chưa phải là một tình yêu thực sự, dù đôi lúc teen thấy nó rất “nồng nhiệt” rất ghê gớm, rất mạnh mẽ, “thiếu nàng ta không thể... không chết”.
Ở tuổi này, những tình cảm của teen chỉ mới dừng ở mức độ xúc cảm, chưa phải là một tình yêu thật sự.
Hãy bình tĩnh lại, bởi đó chỉ là những rung động đầu đời, mà cái gì ban đầu thì cũng chưa thể có kinh nghiệm do chưa có hểu biết, dễ bị hiểu lầm rằng đó là “một tình yêu lung linh đẹp sao”. Do vậy, teen khoan hãy cắm đầu cắm cổ, khoan hãy tập trung tâm trí, đừng dồn dập đầu tư thời gian, công sức và cả tiền bạc vào “canh bạc trái tim” này, bởi trái xanh chẳng bao giờ ngọt, thậm chí còn đắng chát. Để có được trái chín, hãy tuân thủ nguyên tắc “cánh đồng vui vẻ”, chăm bón và kiên nhẫn đợi ngày quả chín, đừng quá vội vàng “lao đầu vào yêu” khi tuổi còn “măng non”, bởi ít ai biết rằng, tình yêu ở tuổi trưởng thành sẽ thi vị, có nhiều ý nghĩa cũng như lãng mạn hơn rất nhiều so với tình yêu bọ xít. Hãy để dành cảm xúc, để dành những thổn thức cho thời điểm phù hợp hơn là lãng phí nó khi chúng ta chưa thực sự hiểu về nó.
Thứ hai, đã gọi là yêu, không thể không hò hẹn, nhưng hò hẹn thái quá thì không còn thời gian để học.
Nếu “đã trót đã lỡ yêu ai rồi”, mà gánh nặng học hành vẫn còn đeo đẳng, hãy khéo léo dung hòa để việc học – việc yêu “song kiếm hợp bích”, giúp hai nhân vật chính tằng tằng song tiến trong con đường tình cảm cũng như trên con đường học vấn. Vậy bí kíp là gì? Cùng tham khảo nhé! Đã gọi là yêu, không thể không hò hẹn, nhưng hò hẹn thái quá thì không còn thời gian để học, vì vậy rất cần có những “giới hạn nào cho chúng ta”.
Đôi khi, hãy thách thức "nửa kia" của mình bằng một cuộc ghanh đua về điểm số.
Cả nàng và chàng, hãy cũng nhau thu âm vào điện thoại câu thần chú: “yêu nhưng vẫn cần học tốt” và cài làm nhạc chuông để nhắc nhở nhau. Hoặc thay đổi nội dung nói chuyện mỗi khi hò hẹn, thay vì nói những chuyện tầm phào, nhận xét người này, đánh giá người kia, hãy từ từ chuyển đề tài về những môn học hai đứa đều thích. Hoặc nói về những môn học thế mạnh, hãy trao đổi với nhau những bí kíp để học tốt một cách hài hước, dí dỏm nhất, như vậy, hai đứa sẽ xích lại gần nhau hơn rất nhiều. Hẹn hò vẫn chưa “đã”, phải tám điện thoại tiếp thì hãy đặt đồng hồ báo thức kế bên, để điện thoại không bị đem đi hầm cháo, phụ huynh không phàn nàn và bài vở vẫn đảm bảo. Đôi khi, hãy thách thức “nửa kia” của mình bằng một cuộc ghanh đua về điểm số, phần thưởng cho người thắng cuộc là những “điều riêng tư giữa hai người với nhau” cũng là cách để tình yêu song hành với việc học.
Teen thân mến! Cách thức để chuyện tình cảm không làm lệch cán cân cuộc sống của mình là vô vàn, rất khó để kể hết. Nhưng nổi bật trong đó vẫn là ý chí, ý thức cũng như nhận thức của teen về chính vấn đề này. Hãy biết hoạch định cho mình những mục tiêu cụ thể cho cuộc đời, dù là mục tiêu nhỏ hay mục tiêu to, để những bước chân của mình không lạc lối. Hãy biết hoạch định mục tiêu học hành và cả mục tiêu tình cảm để không bị lúng túng, bối rối khi trái tim có lỡ “không ngủ yên” và cây roi của ba mẹ cũng không nằm yên nếu bị phát hiện ra, teen nhé!
“Còn đang đi học, không được yêu đương gì cả, biết chưa?!” hay “Đang học mà dính vào yêu đương là lỡ đường con ạ!”, là những gì mà hàng ngày, hàng giờ teen được nhắc nhở và cả...
đe dọa bởi những người lớn có thẩm quyền quản lý cuộc sống của teen. Có những teen “quán triệt tư tưởng” này rất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành, chú tâm vào việc học và chỉ cho phép bản thân dừng ở chữ tình thứ nhất với tất cả mọi người: tình bạn. Song vẫn có những chú nai tơ lỡ đường chạy vào khu vườn cấm, và thế là a lê hấp..., dính vào chuyện “ta muốn mà một số người không muốn, không cho phép”, dính vào chữ tình ở “level” thứ hai: “tình yêu bọ xít”.
Xét về nhiều mặt, teen không hề có lỗi khi “thương thương nhớ nhớ iu iu” với một cô nàng hoặc một anh chàng nào đó, bởi đây là một điều hết sức bình thường: ai cũng phải có trái tim để sống và đã có trái tim thì không thể không có những lúc “rung rinh - rúng rính - rùng rình”, không thể không có những lúc bị loạn nhịp. Teen chỉ bị phản đối, “chống phá” hay ngăn cản khi mải mê yêu đương, mải mê với việc thưởng thức trái cấm còn xanh mà xao nhãng việc học, nhiệm vụ quan trọng nhất, và xao nhãng cả những thứ khác trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm sao để thỏa đôi đường: vừa được thoải mái “rung rinh” vừa hoàn thành tốt việc học, không để cuộc sống có quá nhiều xáo trộn theo hướng tiêu cực ?
Đây là điều không chỉ teen mà ngay cả những người lớn như cha mẹ, thầy cô, anh chị của teen cũng rất quan tâm. Để tìm được con đường thênh thang nhất, ngọt ngào nhất, thoải mái nhất cho mình và “người í” của mình cùng đi, teen hãy tham khảo một số điều sau đây nhé!
Thứ nhất, để có được trái chín, hãy tuân thủ nguyên tắc "cánh đồng vui vẻ".
tuổi này, những tình cảm của teen chỉ mới dừng ở mức độ xúc cảm, chưa phải là một tình yêu thực sự, dù đôi lúc teen thấy nó rất “nồng nhiệt” rất ghê gớm, rất mạnh mẽ, “thiếu nàng ta không thể... không chết”.
Ở tuổi này, những tình cảm của teen chỉ mới dừng ở mức độ xúc cảm, chưa phải là một tình yêu thật sự.
Hãy bình tĩnh lại, bởi đó chỉ là những rung động đầu đời, mà cái gì ban đầu thì cũng chưa thể có kinh nghiệm do chưa có hểu biết, dễ bị hiểu lầm rằng đó là “một tình yêu lung linh đẹp sao”. Do vậy, teen khoan hãy cắm đầu cắm cổ, khoan hãy tập trung tâm trí, đừng dồn dập đầu tư thời gian, công sức và cả tiền bạc vào “canh bạc trái tim” này, bởi trái xanh chẳng bao giờ ngọt, thậm chí còn đắng chát. Để có được trái chín, hãy tuân thủ nguyên tắc “cánh đồng vui vẻ”, chăm bón và kiên nhẫn đợi ngày quả chín, đừng quá vội vàng “lao đầu vào yêu” khi tuổi còn “măng non”, bởi ít ai biết rằng, tình yêu ở tuổi trưởng thành sẽ thi vị, có nhiều ý nghĩa cũng như lãng mạn hơn rất nhiều so với tình yêu bọ xít. Hãy để dành cảm xúc, để dành những thổn thức cho thời điểm phù hợp hơn là lãng phí nó khi chúng ta chưa thực sự hiểu về nó.
Thứ hai, đã gọi là yêu, không thể không hò hẹn, nhưng hò hẹn thái quá thì không còn thời gian để học.
Nếu “đã trót đã lỡ yêu ai rồi”, mà gánh nặng học hành vẫn còn đeo đẳng, hãy khéo léo dung hòa để việc học – việc yêu “song kiếm hợp bích”, giúp hai nhân vật chính tằng tằng song tiến trong con đường tình cảm cũng như trên con đường học vấn. Vậy bí kíp là gì? Cùng tham khảo nhé! Đã gọi là yêu, không thể không hò hẹn, nhưng hò hẹn thái quá thì không còn thời gian để học, vì vậy rất cần có những “giới hạn nào cho chúng ta”.
Đôi khi, hãy thách thức "nửa kia" của mình bằng một cuộc ghanh đua về điểm số.
Cả nàng và chàng, hãy cũng nhau thu âm vào điện thoại câu thần chú: “yêu nhưng vẫn cần học tốt” và cài làm nhạc chuông để nhắc nhở nhau. Hoặc thay đổi nội dung nói chuyện mỗi khi hò hẹn, thay vì nói những chuyện tầm phào, nhận xét người này, đánh giá người kia, hãy từ từ chuyển đề tài về những môn học hai đứa đều thích. Hoặc nói về những môn học thế mạnh, hãy trao đổi với nhau những bí kíp để học tốt một cách hài hước, dí dỏm nhất, như vậy, hai đứa sẽ xích lại gần nhau hơn rất nhiều. Hẹn hò vẫn chưa “đã”, phải tám điện thoại tiếp thì hãy đặt đồng hồ báo thức kế bên, để điện thoại không bị đem đi hầm cháo, phụ huynh không phàn nàn và bài vở vẫn đảm bảo. Đôi khi, hãy thách thức “nửa kia” của mình bằng một cuộc ghanh đua về điểm số, phần thưởng cho người thắng cuộc là những “điều riêng tư giữa hai người với nhau” cũng là cách để tình yêu song hành với việc học.
Teen thân mến! Cách thức để chuyện tình cảm không làm lệch cán cân cuộc sống của mình là vô vàn, rất khó để kể hết. Nhưng nổi bật trong đó vẫn là ý chí, ý thức cũng như nhận thức của teen về chính vấn đề này. Hãy biết hoạch định cho mình những mục tiêu cụ thể cho cuộc đời, dù là mục tiêu nhỏ hay mục tiêu to, để những bước chân của mình không lạc lối. Hãy biết hoạch định mục tiêu học hành và cả mục tiêu tình cảm để không bị lúng túng, bối rối khi trái tim có lỡ “không ngủ yên” và cây roi của ba mẹ cũng không nằm yên nếu bị phát hiện ra, teen nhé!
Dr. Hươu