Kinh
nghiệm cho thấy tất cả những vấp ngã trong chuyện Tình yêu hầu hết đều khởi sự
từ tuổi Thiếu niên vội vàng và không hiểu biết.
THIỀU
NIÊN: TUỔI BẮT ĐẦU!
1/.
Bắt đầu một cơ thể mới:
Người
ta ví tuổi Thiếu niên như một con gấu thức dậy sau một giấc ngủ Đông dài, trung
bình trên 10 năm. Trước tuổi Thiếu niên (10, hoặc 11 tuổi trở xuống), cơ thể
các em phát triển rất chậm, mỗi năm chỉ cao thêm từ 5 đến 6 cm; nặng thêm từ 3
đến 4 ký. Nhưng đến tuổi Thiếu niên, các em sẽ cao rất nhanh, từ 10 đến 15cm
một năm, và nặng thêm từ 10 đến 12 ký.
Sự
phát triển đột ngột và quá nhanh đó, khiến cơ thể Thiếu niên đòi hỏi nhiều năng
lượng. Vì vậy Thiếu niên rất háu ăn. Cũng vì đang phát triển, nên Thiếu niên dễ
sinh bịnh: bịnh lao, cận hoặc viễn thị, vẹo cột sống, bịnh về thần kinh vì hay
lo vớ vẫn (một mụt mụn cũng gây lo lắng làm mất vẻ đẹp – kể cả các em trai; tim
đập nhanh thì sợ đau tim; nhức đầu thì sợ đau óc...)
2/.
Bắt đầu một tánh mới:
Các
em trai trước đây đang mê chơi bắn bi, đá dế, tắm mưa... Bây giờ trở nên nghiêm
trang hơn, hoặc lầm lì khó hiểu. Các em gái đang nói cười vui vẻ, nhảy lò cò...
Bây giờ trở nên e thẹn, dễ hờn, dễ giận, chú ý đến làn da, mái tóc … Các em sẽ
hay tự ái, mơ mộng, thích viết nhật kỳ (hay blog).
3/.
Bắt đầu Tình yêu:
Vì
không biết quả tim đập thế nào nên Thiếu niên lại bắt đầu có những biểu hiện mà
chúng ta gọi là YÊU. Dĩ nhiên, lúc bé tí ti cũng đã biết yêu: Yêu hết cả nhà cơ...!
Nhưng cái yêu nầy khác thế nào ấy. Chúng ta hãy đọc những trang nhật ký của một
Thiếu niên được trích trong Tạp chí PHỔ THÔNG số 58
Ngày
13, 20h15
Xui
xẻo cho chị Mai nhà nầy
Trưa
nay đi mua quyển Sinh vật học, lúc về ngang đường Lê Lợi, Hồng thoáng thấy một
người giống hệt chị Mai. Hồng nhìn kỹ thì đúng là chị ấy. Nhưng sao chị ấy lại
đi chung với người nào thế? Lúc nãy chị xin phép mẹ đi đến nhà bạn ở Chợ-lớn
mà! Hay là... hay là... chị Mai “có mèo”. Ha ha...! Từ ngữ ngộ nhĩnh làm sao!
Hồng
đã biết được chuyện bí mật.
Ngày
14, lúc 15 giờ
À,
Hồng sực nhớ một đoạn tiểu thuyết: “Chàng và nàng gặp nhau trao đổi chuyện tâm
tình. Gặp nhau độ 5, 7 lần, thì nàng có thai...” Thế thì không khéo chị Mai đã
có thai rồi cũng nên. Họ gặp nhau mấy lần rồi? Họ có nói chuyện tâm tình không?
21
giờ, ngày 15
Sao
anh Hải lại gửi thư cho mình? Gửi cho Hồng để làm gì? Suốt cả giờ Vật lý sáng
nay chả nghe cô giáo giảng bài được nữa. Rồi chuông reo đến giờ chơi, Hồng đợi
các bạn ra ngoài hết, mới khẻ rút thư ra. Ồ, một tấm thiệp “Bonne Anné”, in
hình 2 cái hoa hồng kề nhau. Trái tim Hồng hồi hộp, vui vui...
Hồng
có nên gửi tặng lại anh ấy một cái gì không? Không lẽ lại im lặng? Im lặng thì
bất lịch sự. Kể ra anh Hải cũng khéo lựa: tên mình là Hồng, anh tặng 2 cánh
hoa hồng. Phải chi tên anh ấy là Trúc, Mai, Thạch, Mận, Xoài... thì lựa những
loại đó tặng lại. Anh ấy tên Hải thì tặng gì bây giờ?
Ôi
thôi là rắc rối.. rắc rối... rắc rồi...!
13
giờ, ngày 18
Hồng
cầm quyển sách Toán, nằm trên giường, nhắm mắt đọc ôn bài học, mà sao hình
vuông, hình tam giác cứ nhảy múa trong trí với hoa hồng của tấm thiệp Bonne
Anné của anh Hải... Lại lấy tấm thiệp ra xem, xem đi xem lại nét chữ của anh
Hải viết tặng. Anh ấy mới quen mà như đã quen lâu rồi.
13
giờ, ngày 26
Lúc
nãy đi học về, Hồng vội vàng hỏi mẹ:
Mẹ
ơi, “tương tư” là gì hả mẹ? Mẹ cười:
Con
hỏi làm gì chữ ấy?
Con
học trong một bài thơ của Nguyễn Du, con không hiểu nghĩa.
Sao
không hỏi cô giáo?
Con
không dám hỏi.
Tương
tư là nhớ.
Thế
hả mẹ? Như mẹ đi vắng, con thương nhớ mẹ, là con tương tư mẹ phải không mẹ?
9
giờ, ngày 8-2
Đọc
báo thấy quảng cáo phim “Nam Nữ Y Học”, nhưng tại sao cấm dưới 18 tuổi?
Hồng
hỏi mẹ, mẹ bảo: Con
chưa đúng tuổi, không xem phim ấy được.
Sao
thế hả mẹ?
Những
phim ấy chỉ người lớn xem. Con còn nhỏ, không nên xem. Mẹ cứ trả lời quanh
quẩn: Lớn tuổi, nhỏ tuổi, xem được, không xem được.
Hồng
hỏi chị Vân, chị ấy bảo:
Chưa
đến 18 tuổi, thì chưa xem được chứ sao.
Tức
quá, Hồng hỏi chị Mai, chị gắt lên:
Người
ta cấm trẻ con dưới 18 tuổi, mày mới 16 tuổi hỏi vớ vẩn không lo học, cứ muốn đi
xem phim.
Cả
nhà đều bí mật, như thể đồng mưu giấu một điều gì. Ai cũng là người lớn cả, chỉ
có Hồng còn bé thôi. Hồng đứng gần bằng chị Vân, chị Mai, sao bảo Hồng còn bé?
Tức quá!!
THIẾU
NIÊN: Không được yêu!
Như
thế, cả thế giới đều bảo: Thíếu niên không được yêu!
Có
4 lý do:
1/.
Lý do Học vấn:
Không
có tuổi nào dễ học như tuổi Thiếu niên, vì trí óc rất dễ ghi nhớ. Đa số Thiếu
niên đều đi học, học chữ (văn hóa), học nghề, và học kinh nghiệm. Có một số
Thiếu niên bước chân vào việc mua bán sinh sống, nhưng chỉ là thời kỳ học kinh
nghiệm, không ai dám để một Thiếu niên điều khiển một tiệm buôn, một cơ xưởng.
Vì vậy, tất cả mục tiêu đều tập trung vào việc học để chuẩn bị cho tương lai.
Nếu xảy ra những rắc rối Tình yêu sẽ làm cho Thiếu niên không còn thì giờ, tâm
trí, để học (trường hợp nhật ký của Hồng).
2/.
Lý do chưa hiểu biết Tình yêu:
Tuổi
Thiếu niên có nhiều thắc mắc, chứng tỏ chưa hiểu biết đủ, trong đó có việc chưa
hiểu biết Tình yêu.
Thiếu
niên có trạng thái chớm nở Tình yêu, nhưng còn phải chờ ít lâu mới có thể nói
đến Tình yêu. Chính vì chưa hiểu biết tình yêu nên dễ bị lừa gạt, từ một Thiếu
niên ngây thơ, trong lành, trở nên hư đốn.
3/.
Lý do cơ thể chưa phát triển đủ:
Tuổi
Thiếu niên, cơ thể mới bắt đầu thức dậy, còn phải chờ phát triển nhiều, đợi đến
một số tuổi khả dĩ cho là chấp nhận được: Nữ – 18 tuổi; Nam – 20 tuổi.
Đây
là điều các em dễ vấp hơn hết. Giống như thúc bách một cây ra hoa, ra trái sớm
quá. Những nhà làm vườn, năm đầu tiên có trái họ thường bẻ bỏ, nói theo Kinh Thánh,
những trái đầu mùa sẽ thuộc về Chúa.
4/.
Lý do Kinh Thánh khuyên dạy:
Chúng
ta cảm ơn Chúa, vào thời kỳ Kinh Thánh được viết ra (1.500 TC. Đến 90 SC.), tại
những nước được xem là văn minh như Trung quốc, Ấn độ và một số nước tại Trung
đông chịu ảnh hưởng Hồi giáo, đều có hủ tục Tảo hôn (cưới gả dưới tuổi vị thành
niên). Trong khi đó, Kinh Thánh đã được Đức Chúa Trời cho phép viết ra, trong đó
ghi lại những sự dạy dỗ về việc Hôn nhân, liên hệ nam nữ, cho đến ngày nay vẫn
phải học.
Thư
I Côrintô 10:1-2, nêu ra bốn lý do dân Y-sơ-ra-ên bị ngã chết:
Câu
1-6, “Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta
đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, chịu Môi-se làm phép báp-têm trong
đám mây và dưới biển, ăn một thứ ăn thiêng liêng; và uống một thứ uống thiêng
liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình, và đá ấy tức là Đấng
Christ. Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã
chết nơi đồng vắng. Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho
chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông
mình.”
Dân
Y-sơ-ra-ên đã được cứu, được sống trong ơn của Chúa, nhưng họ vẫn ngã chết. Bài
học đó để làm gương cho chúng ta.
Câu
7, họ chết vì thờ hình tượng, “Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người
trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi giỡn.”
Câu
8, họ chết vì tình dục, đùa giỡn tình dục, “Chúng ta chớ dâm dục như mấy
người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bỏ mạng.”
Câu
9, họ chết bởi rắn độc vì thách đố Chúa, “Cũng chớ thử thách Chúa như mấy
người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt.”
Câu
10, họ chết bởi kẻ hủy diệt vì lằm bằm, “Lại cũng chớ lằm bằm như mấy ngưiờ
trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt.”
Đem
bốn lý do dân Y-sơ-ra-ên bị ngã chết để đặt vào phương diện Tình yêu của tuổi
Thiếu niên, chúng ta có những bài học như sau:
a/.
Câu 7, một người yêu sẽ trở thành một thần tượng, vì đối tượng sẽ được quí hơn,
đáng nghe hơn lời khuyên dạy của phụ huynh và lời của Chúa.
b/.
Câu 8, một sự thiếu hiểu biết mà dám đùa giỡn với Tình Yêu thì chuốc lấy tai
họa.
c/.
Câu 9, phạm tội liên hệ tình dục là đụng đến một tác phẩm sáng tạo độc đáo của
Đức Chúa Trời, đó là con người mà Chúa đã trả giá bằng mạng sống của Ngài để
cứu chuộc. Đó là một thách thức với Đức Chúa Trời.
d/.
Câu 10, mọi người và cá nhân tôi tin rằng chính Đức Chúa Trời đều không bao giờ
đồng ý cho Thiếu niên bước vào Tình yêu. Vì vậy, khi không đạt được ý muốn của
mình, Thiếu niên sẽ lằm bằm, oán trách.
Trong
sách Nhã Ca 8:4-9,
Câu
4, đừng làm kinh động, đánh thức Tình yêu trước khi nó muốn,
“Hỡi
các con gái Giê-ru-sa-lem, Ta ép nài các ngươi Chớ làm kinh động, chớ làm tỉnh
thức ái tình ta, Cho đến khi nó muốn.”
Câu
6-7, Tình yêu mạnh như sự chết! Đó là lời báo động cho kẻ nào muốn bước vào
Tình yêu mà không cẩn thận
“...
vì ái tình mạnh như sự chết, lòng ghen hung dữ như âm phủ; Sự nóng nó là sự
nóng của lửa, Thật một ngọn lửa của Đức Giê-hô-va. Nước nhiều không tưới tắt
được ái tình, Các sông chẳng nhận chìm nó được;”
Câu
8-9, “Chúng tôi có một em gái nhỏ, chưa có nương long. Phải làm gì cho em
gái chúng tôi, Trong ngày người ta hỏi nó? Nếu nó là vách thành, Chúng tôi sẽ
xây tháp bạc trên nó; Nếu nó là một cái cửa, Chúng tôi sẽ đóng bít lại ván
hương nam.”
Đối
với Thiếu niên là những đời sống chưa đến giờ nghĩ đến Tình yêu, không phải là
không được yêu, nhưng bảo vệ Tình yêu để đợi ngày mở cửa.
Vấn
đề của Thiếu niên là: Nếu đang đi học (học nghề, học văn hóa), hãy học cho
xong. Với một văn bằng, một nghề nghiệp trong tay bảo đảm tương lai, các em
đừng lo thiếu một người yêu xứng hợp, đẹp lòng mình, đẹp lòng mọi người và nhất
là đẹp lòng Chúa.