D, sinh viên trường Nông lâm và Q, sinh viên trường Phú Xuân mới quen chưa đầy một tuần, ngày thứ 8 đã kéo nhau về sống thử như vợ chồng đích thực. Từ ăn mặc, chợ búa, mua sắm đến cả việc học hành lẫn “XX” cũng không thể không chung!
“Sống thử” không chỉ phổ biến trong giới sinh viên Huế, mà đã trở thành một thực trạng của sinh viên Việt Nam. Các bạn trẻ sống “thử” không khác gì “thật” khiến người ngoài nhìn vào chỉ biết ngán ngẩm lắc đầu.
Vào vai một người bán xôi sáng, tôi đạp xe rao bán ở các con đường có nhiều dãy trọ cho sinh viên. Chưa đầy 5 phút sau tiếng rao “Ai xôi không…?” đã nghe tiếng một nữ sinh ăn mặc khá tuềnh toàng chạy ra hô lớn: “Xôi… cho 2 xôi!”.
Thoáng qua phòng vị khách mua xôi, dáng một cậu sinh viên “chỉn chu” không kém đang loay hoay… xỏ quần.
Dãy trọ khác cách đó không xa, không ít những hoàn cảnh tương tự. Doãn H. và Kiều P., một cặp đôi cho biết, cả hai cùng quê lên thành phố học, xa nhà cuộc sống lại khó khăn, vả lại yêu nhau từ thời cấp 3 nên vào đây “góp gạo” cho đỡ tốn kém.
Lòng vòng cả tiếng đồng hồ mà xôi chẳng bán được bao nhiêu, theo giới thiệu của các cô cậu sinh viên, tôi đạp xe tới đường Trần Phú - con đường nổi tiếng là dành riêng cho sinh viên, bởi ở đây các gia đình hầu như ai cũng có chỗ cho sinh viên thuê trọ.
Thật hiệu quả, loáng cái thúng xôi đã sạch tinh còn chủ nhân của nó thì được mở mang tầm mắt về tình yêu giới trẻ thời nay rất nhiều.
N., sinh viên trường ĐH Khoa học Huế sống chung với bạn trai ở trường Phú Xuân sau một năm đã phải rời nhà ra đi khi thấy cuộc sống thử này không hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó T., sinh viên năm đầu trường Sư phạm lại đang rất hào hứng vì cuộc sống của mình với người yêu đang lúc mặn nồng.
Phần lớn các sinh viên đều xem việc học là quan trọng nhất. Sáng đi học, chiều “hai vợ chồng” ở nhà… nghêu ngao, đêm mới thực là thiên đường tổ ấm, cho rõ thế nào là sống thử.
Cũng có không ít cặp đôi sống thử nhưng thực lòng với nhau và giúp đỡ nhau rất nhiều trong việc học. Giới sinh viên trường Kinh tế vẫn còn truyền tai câu chuyện tình cảm động của K.A và H.G khi cả 2 góp gạo thổi cơm chung, ra trường lại cưới nhau và có cuộc sống rất hạnh phúc. Dù vậy, đây chỉ là chuyện hiếm như nước trên sa mạc.
Thái độ… người ngoài cuộc
Trong khi nhà trường chưa có biện pháp quản lý và không thể cấm sinh viên chung sống thì các gia đình cho sinh viên thuê trọ lại có những phản ứng khá trái ngược nhau.
Phần lớn các nhà trọ có chủ quản lý trực tiếp đều lên tiếng phản đối chuyện “sống thử” và không chấp nhận nam nữ sinh viên kéo nhau về sống chung một phòng, xem đó như “tổ ấm thu nhỏ” của riêng hai người. Thậm chí, có gia chủ còn treo biển “cấm” ngay từ ngoài cửa và “thẳng tay đuổi cổ” các cặp đôi nếu có trong dãy trọ nhà mình.
Song cũng không ít người dù biết vẫn làm ngơ, thi thoảng lại có những động thái tiếp tay ủng hộ. Những hôm kiểm tra định kỳ hay bất ngờ công an phường đến thì các gia chủ hoặc che giấu hoặc bảo “nửa kia” tạm lánh đâu đó ít phút.
Ông Hải (chủ nhà trọ trên đường Hùng Vương - phường An Cựu) cho biết: “Thỉnh thoảng chính quyền địa phương có nhắc nhở kiểm tra nhưng… thương các cháu sinh viên xa nhà lại khó khăn về kinh tế nên cho sống chung để “đỡ” chút ít. Cực chẳng đã mới phải làm vậy”.
Tại những dãy trọ không có chủ trực tiếp quản lý hàng ngày, các sinh viên muốn làm gì cũng được, miễn sao cuối tháng thanh toán đầy đủ tiền phòng, tiền điện, nước. Chính tại các dãy trọ này thường sinh ra không ít tệ nạn xã hội như rượu chè, bài bạc, trộm cắp...
Những sinh viên sống trong cùng dãy trọ ban đầu cũng lên tiếng phản đối kịch liệt vì cách sinh hoạt thất thường của những cặp đôi. Có người nhìn các cặp đôi bằng “nửa con mắt” nhưng sống lâu rồi thành quen đành chấp nhận.
Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê phán.
Các bạn vẫn đang là sinh viên, việc học quan trọng nhất. Thực tế cho thấy tình yêu sinh viên rất khó có kết thúc đẹp. Phần lớn các cặp đôi đều không vượt qua được áp lực từ nhiều phía gia đình, công việc, khoảng cách địa lý v.v.
Chưa kể sống thử còn có thể gây ra nhiều hậu họa khôn lường như nạo phá thai (biến chứng có thể dẫn đến vô sinh), những tổn thương về thể chất và tinh thần mà bạn gái là người đầu tiên phải gánh chịu.
Thiết nghĩ tương lai của các bạn còn dài, hôn nhân bền vững với đầy đủ điều kiện bảo đảm cần thiết đang đón chờ phía trước. Có nên sống thử, sống gấp như vậy khi mục tiêu hàng đầu bây giờ vẫn đang là học tập và trau dồi kiến thức?
“Sống thử” không chỉ phổ biến trong giới sinh viên Huế, mà đã trở thành một thực trạng của sinh viên Việt Nam. Các bạn trẻ sống “thử” không khác gì “thật” khiến người ngoài nhìn vào chỉ biết ngán ngẩm lắc đầu.
Vào vai một người bán xôi sáng, tôi đạp xe rao bán ở các con đường có nhiều dãy trọ cho sinh viên. Chưa đầy 5 phút sau tiếng rao “Ai xôi không…?” đã nghe tiếng một nữ sinh ăn mặc khá tuềnh toàng chạy ra hô lớn: “Xôi… cho 2 xôi!”.
Thoáng qua phòng vị khách mua xôi, dáng một cậu sinh viên “chỉn chu” không kém đang loay hoay… xỏ quần.
Dãy trọ khác cách đó không xa, không ít những hoàn cảnh tương tự. Doãn H. và Kiều P., một cặp đôi cho biết, cả hai cùng quê lên thành phố học, xa nhà cuộc sống lại khó khăn, vả lại yêu nhau từ thời cấp 3 nên vào đây “góp gạo” cho đỡ tốn kém.
Lòng vòng cả tiếng đồng hồ mà xôi chẳng bán được bao nhiêu, theo giới thiệu của các cô cậu sinh viên, tôi đạp xe tới đường Trần Phú - con đường nổi tiếng là dành riêng cho sinh viên, bởi ở đây các gia đình hầu như ai cũng có chỗ cho sinh viên thuê trọ.
Thật hiệu quả, loáng cái thúng xôi đã sạch tinh còn chủ nhân của nó thì được mở mang tầm mắt về tình yêu giới trẻ thời nay rất nhiều.
N., sinh viên trường ĐH Khoa học Huế sống chung với bạn trai ở trường Phú Xuân sau một năm đã phải rời nhà ra đi khi thấy cuộc sống thử này không hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó T., sinh viên năm đầu trường Sư phạm lại đang rất hào hứng vì cuộc sống của mình với người yêu đang lúc mặn nồng.
Phần lớn các sinh viên đều xem việc học là quan trọng nhất. Sáng đi học, chiều “hai vợ chồng” ở nhà… nghêu ngao, đêm mới thực là thiên đường tổ ấm, cho rõ thế nào là sống thử.
Cũng có không ít cặp đôi sống thử nhưng thực lòng với nhau và giúp đỡ nhau rất nhiều trong việc học. Giới sinh viên trường Kinh tế vẫn còn truyền tai câu chuyện tình cảm động của K.A và H.G khi cả 2 góp gạo thổi cơm chung, ra trường lại cưới nhau và có cuộc sống rất hạnh phúc. Dù vậy, đây chỉ là chuyện hiếm như nước trên sa mạc.
Thái độ… người ngoài cuộc
Trong khi nhà trường chưa có biện pháp quản lý và không thể cấm sinh viên chung sống thì các gia đình cho sinh viên thuê trọ lại có những phản ứng khá trái ngược nhau.
Phần lớn các nhà trọ có chủ quản lý trực tiếp đều lên tiếng phản đối chuyện “sống thử” và không chấp nhận nam nữ sinh viên kéo nhau về sống chung một phòng, xem đó như “tổ ấm thu nhỏ” của riêng hai người. Thậm chí, có gia chủ còn treo biển “cấm” ngay từ ngoài cửa và “thẳng tay đuổi cổ” các cặp đôi nếu có trong dãy trọ nhà mình.
Song cũng không ít người dù biết vẫn làm ngơ, thi thoảng lại có những động thái tiếp tay ủng hộ. Những hôm kiểm tra định kỳ hay bất ngờ công an phường đến thì các gia chủ hoặc che giấu hoặc bảo “nửa kia” tạm lánh đâu đó ít phút.
Ông Hải (chủ nhà trọ trên đường Hùng Vương - phường An Cựu) cho biết: “Thỉnh thoảng chính quyền địa phương có nhắc nhở kiểm tra nhưng… thương các cháu sinh viên xa nhà lại khó khăn về kinh tế nên cho sống chung để “đỡ” chút ít. Cực chẳng đã mới phải làm vậy”.
Tại những dãy trọ không có chủ trực tiếp quản lý hàng ngày, các sinh viên muốn làm gì cũng được, miễn sao cuối tháng thanh toán đầy đủ tiền phòng, tiền điện, nước. Chính tại các dãy trọ này thường sinh ra không ít tệ nạn xã hội như rượu chè, bài bạc, trộm cắp...
Những sinh viên sống trong cùng dãy trọ ban đầu cũng lên tiếng phản đối kịch liệt vì cách sinh hoạt thất thường của những cặp đôi. Có người nhìn các cặp đôi bằng “nửa con mắt” nhưng sống lâu rồi thành quen đành chấp nhận.
Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê phán.
Các bạn vẫn đang là sinh viên, việc học quan trọng nhất. Thực tế cho thấy tình yêu sinh viên rất khó có kết thúc đẹp. Phần lớn các cặp đôi đều không vượt qua được áp lực từ nhiều phía gia đình, công việc, khoảng cách địa lý v.v.
Chưa kể sống thử còn có thể gây ra nhiều hậu họa khôn lường như nạo phá thai (biến chứng có thể dẫn đến vô sinh), những tổn thương về thể chất và tinh thần mà bạn gái là người đầu tiên phải gánh chịu.
Thiết nghĩ tương lai của các bạn còn dài, hôn nhân bền vững với đầy đủ điều kiện bảo đảm cần thiết đang đón chờ phía trước. Có nên sống thử, sống gấp như vậy khi mục tiêu hàng đầu bây giờ vẫn đang là học tập và trau dồi kiến thức?
Dân Trí