Biến Đổi Gia Đình, Biến Đổi Thế Giới

Đơn vị gia đình là nền tảng xây dựng khối xã hội; nếu gia đình khoẻ mạnh, thì nền văn hoá cũng lành mạnh.

Ngược lại, những gia đình yếu ớt sẽ tạo nên một xã hội bệnh hoạn. Như khúc Kinh Thánh trên cho biết, Áp-ra-ham-“tổ phụ của đức tin” trên đất (Rô-ma 4:16)-được Đức Chúa Trời giao nhiệm vụ xây dựng một gia đình thành công để đặt một nền móng mà trên đó Đức Chúa Trời sẽ xây dựng một gia đình đức tin qua cuộc đời của ông. Thật vậy, mạng lệnh phán bảo con cái ông và nội nhà ông-để qua ông Đức Chúa Trời có thể chúc phước trên mọi dân tộc-đã nói rõ rằng để biến đổi thế giới theo đường lối của Đức Chúa Trời, trước tiên chúng ta phải thay đổi gia đình của mình.

Những doanh nghiệp thành công và nền kinh tế quốc gia vững mạnh, lâu dài cũng được xây trên nền tảng là sức mạnh hay sự yếu mỏn của những gia đình. Vì thế chúng ta có thể nói rằng: biến đổi gia đình, biến đổi nền kinh tế.

“Người chủ của gia đình”

Đức Chúa Trời sống và vận hành trong cộng đồng. Ba ngôi (Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh) hình thành cộng đồng đầu tiên.

Có nhiều điều được đề cập đến liên quan đến kinh tế trong cộng đồng gia đình của Đức Chúa Trời. Ý niệm về sự phân chia lao động chỉ là một trong nhiều viên đá nền móng để có một nền kinh tế hiện đại thành công. Quan niệm đó đã đi ra ngoài Thánh Linh. Nơi nào không có Ba ngôi, chẳng hạn như một quan niệm không xuất phát từ Đức Chúa Trời và do đó nó chỉ xuất phát từ trí tưởng tượng của con người mà thôi. Vai trò của Đức Chúa Cha bị giới hạn trong một khía cạnh nào đó; Đức Chúa Con chỉ là sáng tạo và cứu rỗi; và Chúa Thánh Linh cũng có những công tác cụ thể.

Do đó, có lẽ cụm từ đơn giản vĩ đại nhất trong những nỗ lực kinh tế nằm trong Sáng thế ký 1:26 khi Đức Chúa Trời phán rằng, “Chúng ta hãy làm nên…” Hoạt động sáng tạo đã trở thành sự hiệp tác cộng đồng trong Đức Chúa Trời và tạo vật quan trọng nhất là một gia đình có con trai và con gái gọi là “con người”. Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng, “Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con loài người là chi, mà Chúa thăm viếng nó?” (Thi Thiên 8:4)

“Thật, Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển, thì đã khiến Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy, nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành, là phải lắm.”(Hê-bơ-rơ 2:10)

“Vì quả thật không phải Ngài đến vùa giúp các thiên sứ, bèn là vùa giúp dòng dõi của Áp-ra-ham.” (Hê-bơ-rơ 2:16)

Kinh tế và gia đình đã hoàn toàn gắn liền trong Đức Chúa Trời. Nó được Ngài thiết lập nên trong sự hợp tác trong công việc, sử dụng những nguồn chung và chăm sóc cho một nòi giống được Ngài bảo phải “đầy dẫy và quản trị” những tạo vật trên đất của Đức Chúa Trời. Quá trình này được tiến hành từ nền tảng là cuộc sống gia đình được ký kết, để duy trì nòi giống nhằm làm sáng danh Chúa. Trong khi tôi dành nhiều thời gian hơn để phát triển đề tài này trên nền tảng thần học, vì lợi ích của bài báo ngắn này, tôi chỉ có thể nói cách đơn giản rằng: Đức Chúa Trời ban quyền phát triển các tạo vật và sự quản trị cho gia đình Ngài thiết lập trên đất là A-đam và Ê-va, con trai con gái đầu tiên của Ngài. Sau đó Ngài đã xác nhận lại quyền quản trị này cho con trai của Ngài là Chúa Jêsus.

Tài sản riêng

“Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.” (Rô-ma 8:17).

Tài sản riêng được Đức Chúa Trời chứng nhận như một quan niệm đạo đức và của Chúa bởi chính Ngài hợp thức hoá ý tưởng bằng cách sở hữu tất cả. Khi Kinh Thánh nói về quyền sở hữu riêng trong Thi Thiên 24:1 “Đất và muôn vật trên đất, thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va” chẳng hạn như quyền quản trị của Đức Chúa Trời, được xác nhận vĩnh viễn kể cả khi nó có thể bị lạm dụng như những quyền quản trị khác.

Vả lại, như Rô-ma 8:17 nói, quyền thừa kế gia đình của Đấng Christ trong việc chăm sóc những tạo vật của Đức Chúa Trời được trông nom bởi gia đình con người được cứu chuộc. Nền kinh tế đời đời, như nền kinh tế tạm thời trên đất, là một công việc của gia đình. Thật vậy, những kỹ năng trong sự quản trị cõi đời đời nằm trong tiến trình phát triển và tinh lọc trong chuyến hành trình trên đất của chúng ta hiện tại. Như bạn có thể đã biết, Chúa Jêsus đã đưa ra cho chúng ta nhiều thí dụ về đề tài quản trị hơn mất cứ một đề tài nào khác. Tại sao? Bởi vì những kỹ năng quản trị dẫn chúng ta vào ý định và kỷ luật của Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài và sự chăm sóc những gì Ngài đã tạo nên.

Để trở nên bạn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải nương theo quan điểm của Đức Chúa Trời và cùng làm việc với Ngài, như A-đam đã làm, trong việc chăm sóc những con người và những vật mà Ngài đã giao cho chúng ta nuôi dưỡng và giúp đỡ. Trong sự quản trị kinh tế của chúng ta, không điều gì quan trọng hơn người phối ngẫu, con cái, và gia đình thuộc linh của mình. Quản trị con người và mọi vật là đặt họ trước mặt Đức Chúa Trời để thực hiện những mục đích của Ngài cho đời sống họ. Chung quy lại, sự cứu rỗi là sự kinh doanh của gia đình của Đức Chúa Cha và sự phát triển của nó qua thứ hạng tạo dựng của Ngài.

Huấn luyện con cái

“Sản nghiệp mình được vội vã lúc ban đầu, và cuối cùng sẽ chẳng đặng phước.” (Châm ngôn 20:21)

Như chúng ta thấy trong Ê-sai 9:6-7, sự quản trị của Đức Chúa Trời sẽ gia tăng mà không có kết thúc. Làm thế nào điều đó xảy ra? Câu trả lời đơn giản cực kỳ và cũng không kém phần ngạc nhiên: qua những kỹ năng quản trị thành thạo của con cái Ngài. Vương quốc của Đức Chúa Trời sẽ vô cùng mạnh mẽ và phát triển khi Hội Thánh Ngài hoàn thành mọi công tác.

Thế thì đâu là nơi hiệu quả nhất để bắt đầu huấn luyện những người quản trị cho Đấng Christ để quản lý những nguồn kinh tế? Tại nhà, bắt đầu khi chúng ba hay bốn tuổi và từ đứa lớn nhất. Dọn dẹp giường, lau phòng, và không chừa lại thức ăn: đây là những thí dụ trong cách huấn luyện quyền quản trị cho trẻ. Khi dạy con cái, dầu nhỏ nhưng quan trọng, chăm sóc cho chính bản thân chúng và những vật gần gũi chung quanh, chúng không những đang học giữ, nói, dọn dẹp đồ chơi, mà còn có thái độ biết ơn và quản lý những gì mình có.

Nghèo khó và làm kinh tế theo cách khác thường thường là do thiếu được huấn luyện hơn là vì kém thông minh, chủng tộc hay có vấn để về xã hội khác. Những con người được huấn luyện sẽ thạnh vượng. Những con người không được huấn luyện sẽ không thể nào duy trì được sự thạnh vượng về kinh tế cho dù họ gặp may. Họ không có được những kỹ năng trong sự điều hành chiến lược và nhân cách về lòng biết ơn, gieo tiền bạc vào nước Trời hay giúp đỡ những người khác. Họ ít được biến đổi bởi cha mẹ mình. Trong khi không bao giờ là quá trễ khi học như những người lớn, thời niên thiếu của chúng ta là nơi những kỹ năng kinh tế cơ bản phải được dạy. Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà những vương triều quý tộc và giàu có lại huấn luyện con cái họ những kỹ năng lãnh đạo đặc biệt từ khi chúng còn ấu thơ. Chúng ta không cần phải có bằng tiến sỹ trong việc làm cha mẹ, tâm lý trẻ con, hay là về kinh tế… Chúng ta chỉ cần yêu thương, nghĩ đến tương lai của chúng, hiểu biết Kinh Thánh, ở trong một Hội Thánh mạnh mẽ, với sự giúp đỡ của Thánh Linh và sự khích lệ hữu ích của những bạn bè và người lãnh đạo thuộc linh. Không có một lời xin lỗi nào được chấp nhận khi chúng ta không dạy chúng trở nên những con người thạnh vượng.

Khải tượng thánh

Đức Chúa Trời yêu thích kinh tế bởi nhiều lý do rõ ràng. Thứ nhất, sự quản trị phát triển quyền cai trị và những kỹ năng cơ bản của chúng ta đồng thời dạy chúng ta kỷ luật và trau dồi nhân cách. Thứ hai, lao động kinh tế là một phương tiện cung cấp lương thực, nơi ở, quần áo, giáo dục, và tất cả những nhu cầu cơ bản khác của con người. Thứ ba, những kỹ năng kinh tế dạy và củng cố luật pháp của Đức Chúa Trời trong việc gieo và gặt trong cuộc sống, chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng cả phần thưởng lẫn hình phạt cho những ai vâng lời và bất tuân luật pháp Ngài. Và cuối cùng, sự tăng trưởng kinh tế đem lại cho con người niềm hi vọng, và tấm lòng biết ơn đối với Đức Chúa Trời về những người đã dạy chúng ta áp dụng những nguyên tắc của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, ngoài bốn lý do trên, lý do thứ năm là lý do quan trọng nhất. Khi sử dụng luật pháp của Đức Chúa Trời trong sự quản trị kinh tế, chúng ta có thể gia tăng những ơn phước và những khả năng của con cái chúng ta và tất cả những thế hệ trong tương lai mà chúng ảnh hưởng đến. Nói tóm lại là, chúng ta có thể ảnh hưởng đến lối sống trong tương lai và thay đổi tương lai của dân tộc bằng cách huấn luyện con cháu của chúng ta. Châm ngôn 13:22 nói rõ rằng: “Người lành lưu truyền gia sản cho con cháu mình; song của cải kẻ có tội dành cho người công bình.”

Câu Kinh Thánh về sự chuyển tiền bạc này thường đường trích dẫn sai nếu không trích dẫn cả khúc Kinh Thánh liên quan. Không có một lời hứa nào hứa rằng tài sản của những người không kính sợ Chúa sẽ được chuyển sang người công bình. Những tài sản đó sẽ được chuyển cho những người đang đầu tư vào con cháu mính Những bậc cha mẹ đó, và những cha mẹ sống một mình là đối tượng của lời hứa này. Những bậc cha mẹ này là người sở hữu cái gọi là “khải tượng thánh đường.” Họ đang trồng những cây sồi cho chắt của mình để dùng một trăm năm sau đó sau khi hai thế hệ gia đình đã xây dựng những bức tường thánh đường bằng đá và sẵn sàng để xong ngôi thánh đường với những cây đòn và mái nhà bằng gố Họ nhìn thấy được qua thời gian và dùng cuộc đời của mình để tích luỹ và chuyển nhượng các nguồn kinh tế và đức tin cho thế hệ tương lai.

Đề biến đổi kinh tế của một đất nước cũng như những lĩnh vực khác, chúng ta phải bắt đầu tại gia đình. Đức Chúa Trời, người chủ của gia đình, đòi hỏi điều đó. Sự thịnh vượng về kinh tế phụ thuộc vào yếu tố đó. Khi mọi việc được nói và làm xong, thì nền kinh tế-cả nhỏ và lớn-là những gì mà chúng ta học về cách quản trị, chia sẻ, làm gia tăng con người và các nguồn của cải. Đó là công việc của một gia đình, nỗ lực của một đội và tiến trình chuyển tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là chúng ta đang thừa kế tấm lòng của Cha trên trời.

Tác giả Dennis Peacocke
V.A & Esther (www.denlinh.com) chuyển ngữ