Một bà vợ kia than với bạn như sau: Ông chồng tôi rất là độc tài. Mỗi khi quyết định những chuyện quan trọng, cần có ý kiến của hai vợ chồng, chồng tôi không bao giờ hỏi ý tôi mà chỉ muốn tôi làm theo ý ông mà thôi. Từ chuyện mua nhà, mua xe, đến chuyện đổi bảo hiểm sức khỏe, v.v... chồng tôi đều quyết định một mình và chỉ nói cho tôi biết là ý ông muốn như vậy như vậy. Nếu tôi có ý kiến hay nói điều gì khác với ý ông là ông nổi giận, cho là tôi chống nghịch ông. Chồng tôi quan niệm rằng vợ phải thuận phục chồng trăm phần trăm. Chồng tôi quá độc tài mà ông không nhìn thấy điều đó!
Vợ chồng bất đồng ý kiến là điều không thể tránh được, nhưng khi có bất đồng ý kiến chúng ta cần biết giải quyết thế nào để tình cảm vợ chồng không bị sứt mẻ. Tiến sĩ Norman Wright, trong quyển sách tựa đề Trước Khi Trao Lời Ước Nguyện có nêu ra sáu nguyên tắc chúng ta cần áp dụng để giải quyết bất hòa giữa vợ chồng. Nếu chúng ta áp dụng những nguyên tắc này khi vợ chồng có điều bất đồng ý kiến thì vấn đề sẽ được giải quyết cách tốt đẹp. Những nguyên tắc đó là:
1. Chọn một thì giờ thuận tiện để vợ chồng nói chuyện và trao đổi với nhau.
2. Xác định rõ xem hai vợ chồng bất đồng ý kiến về vấn đề gì.
3. Khi vợ chồng ngồi lại nói chuyện, sẵn sàng nhường cho người kia nói trước, còn ta yên lặng nghe.
4. Xét xem trong vấn đề bất hòa hai người đồng ý với nhau ở điểm nào, không đồng ý ở điểm nào.
5. Bất đồng ý kiến nào cũng đến từ hai phía, xét xem chính mình đã làm gì khiến có bất hòa và nhận phần lỗi của mình.
6. Nói cho vợ hay chồng biết mình sẽ làm gì để giải quyết bất hòa và hỏi xem người đó nghĩ thế nào.
Nguyên tắc 4: Xét xem trong chuyện bất đồng ý kiến, hai vợ chồng đồng ý với nhau ở điểm nào, không đồng ý ở điểm nào
Khi đã biết mình bất đồng ý kiến về chuyện gì, chúng ta sẽ tránh được những vấp váp như tố cáo nhau, đổ lỗi cho nhau và nhắc lại những chuyện xưa cũ. Sau đó chúng ta cần xét xem trong vấn đề đó hai người đồng ý những điểm nào và không đồng ý những điểm nào. Dù là bất đồng ý kiến về chuyện gì, chúng ta cũng vẫn có những điểm đồng ý với nhau. Khi xác định được rằng hai người đồng ý ở điểm nào và không đồng ý ở điểm nào là chúng ta đã giải quyết nan đề được một phần. Không những thế, khi nói đến những điểm hai người đồng ý, sự căng thẳng giữa hai người sẽ giảm đi. Ví dụ hai vợ chồng định tổ chức tiệc sinh nhật cho đứa con năm tuổi, nhưng khi bàn vào chi tiết thì có vài điều bất đồng ý kiến với nhau. Nếu vì bất đồng ý kiến mà không tổ chức sinh nhật cho con là điều không nên. Ịó không phải là cách giải quyết vấn đề. Áp dụng nguyên tắc thứ tư vừa nêu, chúng ta sẽ nhìn lại xem mình đồng ý với nhau ở điểm nào và không đồng ý ở điểm nào. Cả hai đều đồng ý là nên làm bữa tiệc để cảm tạ Chúa cho con được năm tuổi, cũng đồng ý về ngày giờ và địa điểm, nhưng chỉ không đồng ý ở điểm sẽ mời những ai và chọn món ăn gì. Người vợ nói rằng đây là sinh nhật của con vì thế nên mời bạn của con, tức là mời những em nhỏ trong lớp, trong xóm và trong vòng bà con. Và vì khách là các em nhỏ nên sẽ chọn những món ăn thích hợp cho các em. Người chồng thì nói rằng vì ít khi nào có dịp mời bạn bè đến nhà nên nhân dịp này mời bà con và một số bạn bè. Khi đã thấy rõ những điểm hai vợ chồng có ý kiến khác nhau, chúng ta có thể tập trung vào đó rồi bàn thảo thêm để tìm một ý kiến chung. Trong ví dụ vừa nêu, hai vợ chồng cần xác định mình tổ chức bữa tiệc sinh nhật với mục đích gì. Khi xác định được mục đích, chúng ta có thể bàn vào những chi tiết khác cách dễ dàng.
Nếu khi vợ chồng bất đồng ý kiến mà chúng ta buồn giận, hờn giỗi; người này trách người kia rồi cãi vã to tiếng hay tránh không bàn đến vấn đề đó nữa thì chúng ta sẽ không giải quyết được gì cả. Trái lại, nếu chúng ta bình tĩnh nói chuyện với nhau, xét xem mình đồng ý những điểm nào, không đồng ý những điểm nào, rồi trao đổi với nhau một cách công tâm và khách quan, chúng ta sẽ giải quyết được nan đề mà đôi bên đều thỏa nguyện. Nhiều khi nhờ bình tâm xét lại những điểm đồng ý và không đồng ý, chúng ta khám phá ra rằng chỉ vì nghe không rõ hay nói không rõ mà vợ chồng hiểu lầm nhau và khi nói rõ ra thì thấy mình chẳng có điều nào không đồng ý cả.
Nguyên tắc 5: Nhìn lại xem chính mình đã làm gì khiến có bất hòa và nhận phần lỗi của mình
Ịây là nguyên tắc khó thực hành vì con người ai cũng có tự ái rất cao. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt nặng tình cảm vợ chồng và thấy sự hiệp một trong gia đình là điều quan trọng, chúng ta có thể làm được. Thực tế mà nói, mỗi khi vợ chồng có điều phiền giận nhau thường là vì cả hai người. Cả hai đều có trách nhiệm vì đã nói hay làm điều gì đó khiến đưa đến bất hòa. Ịiều quan trọng không phải là tìm xem ai là người gây ra nan đề để trách người đó, trái lại, chúng ta cần nhìn vào chính mình, xem mình đã nói gì hay làm gì khiến người kia bất bình. Sứ đồ Phao-lô cho biết, người có tình yêu thật không kiêu ngạo nhưng khiêm nhường và nhân từ (I Cô-rinh-tô 13:4). Nếu vợ chồng thật lòng thương nhau và yêu nhau với tình yêu của Chúa, chúng ta sẽ sẵn sàng nhìn vào phần lỗi của mình và công nhận lỗi lầm đó. Có thể ý của ta đúng nhưng cách ta nói thiếu tế nhị, lời nói không dịu dàng nên người kia bị tổn thương. Cũng có thể là vì chúng ta nghe chưa hết, chưa đến nơi đến chốn mà đã trả lời hay phản ứng quá mạnh. Cũng có thể là một người đem vấn đề ra nói khi người kia đang mệt mỏi, tinh thần căng thẳng hay đang bực bội về một chuyện khác, v.v... Tất cả những yếu tố này đều có thể đưa vợ chồng đến chỗ hiểu lầm, giận nhau và cãi nhau. Ịể giải quyết vấn đề, mỗi người cần khiêm nhường, thành thật kiểm điểm xem mình đã làm gì khiến bất hòa xảy ra, sau đó nhận lỗi và xin lỗi. Nếu chúng ta chỉ đổ lỗi cho nhau mà không nhìn thấy lỗi của chính mình, bất hòa sẽ gia tăng chứ không giải quyết được. Lời Kinh Thánh dạy: Lửa tắt vì thiếu củi, nơi nào không có nói hành, chuyện cãi cọ cũng ngưng. Như chất than trên than hồng, chất củi vào lửa; kẻ ưa cãi cọ cũng hay gây tranh cãi như thế (Châm Ngôn 26:20, 21, Bản Dịch Mới). Theo lời dạy này, khi vợ chồng có chuyện bất bình mà chúng ta cứ tiếp tục phân trần để chứng tỏ là mình phải, thì hai người sẽ càng tức giận và cãi nhau to tiếng hơn; ngược lại, nếu chúng ta không phân trần nhưng nhận lỗi và xin lỗi, bất hòa đó sẽ không còn. Lời Chúa cũng hứa người nào xưng nhận lỗi lầm của mình sẽ được Chúa đoái thương: Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn, nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót (Châm Ngôn 28:13).
Nguyên tắc 6: Nói cho người phối ngẫu biết chúng ta sẽ làm gì để giúp giải quyết bất hòa và hỏi xem người đó nghĩ thế nào
Sau khi xác định nan đề và phân tích mọi khía cạnh đầy đủ, rõ ràng, chúng ta sẽ thấy vấn đề không quá to lớn nhưng có thể giải quyết được. Sau đó chúng ta đi bước kế tiếp, đó là mỗi người công nhận điều mình đã làm khiến đưa đến bất hòa, và rồi thực hành nguyên tắc cuối cùng. Ịó là quyết định chính mình sẽ làm gì để giải quyết bất hòa. Nếu chúng ta nói lên những gì người kia cần phải làm hay cần sửa đổi thì vợ chồng sẽ giận nhau và sẽ bất hòa trở lại. Nguyên tắc thứ sáu này rất hay, vì tác giả đề nghị là mỗi người cho biết chính mình nên làm gì để giải quyết xung đột giữa hai vợ chồng. Chúng ta không chỉ nói lên điều mình cần làm và sẽ làm mà còn hỏi xem người kia nghĩ thế nào, có đồng ý hay không. Trở lại ví dụ làm sinh nhật cho con. Sau khi hai vợ chồng công nhận mình có lỗi, vì người nào cũng cho ý của mình đúng hơn nên vợ chồng giận nhau, người vợ nói với chồng: Anh thấy người nào cần mời thì anh cứ mời, còn em sẽ lo về chuyện ăn uống, anh thấy như vậy có được không? Khi người vợ đưa ý kiến một cách nhẹ nhàng và tế nhị như thế, người chồng sẽ dễ chấp nhận và đồng ý, nhờ đó nan đề được giải quyết cách tốt đẹp. Thánh Kinh dạy: Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau, đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhường, chớ cho mình là khôn ngoan (Rô-ma 12:16). Khi chúng ta giải quyết bất hòa giữa vợ chồng theo nguyên tắc của Thánh Kinh, bất hòa sẽ được giải quyết thỏa đáng, đem lại an vui và hòa khí trong gia đình (còn tiếp).
Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành