Yêu, ham muốn và vui đùa

Lập danh sách những thành viên trong gia đình mà bạn không ‘cảm thấy’ yêu. Suy nghĩ và cầu nguyện về việc lập lời cam kết “quan tâm thật đến lợi ích của họ” – cho dù bạn phải trả giá.
Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ. Chớ nói lời tục tĩu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ ơn Chúa thì hơn... Vả, lúc trước anh em đương còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng... và chớ dự vào công việc vô ích của sự tối tăm, thà quở trách chúng nó thì hơn; vì dầu nói đến điều mà những người đó làm cách kín giấu, cũng đã là hổ thẹn rồi. Ê-phê-sô 5:3-4,8,11,12
Điều đẹp nhất trên toàn vũ trụ này là tình yêu. Trong xã hội hiện nay, thật nguy hiểm khi tình yêu trở nên điều bị xuyên tạc và làm nhơ nhớp nhất. Sự đồi bại trong tình yêu khiến chúng ta phải thật quan tâm.
Thường ở chính nơi được cho là có tình yêu, nơi đó có nỗi đau buồn, sự va chạm, sự ghen tuông và xung đột. Nẩy sinh tính ích kỷ thay vì sự hy sinh, sự khắc nghiệt thay vì tha thứ. Thái độ cứng cỏi thế chỗ cho tình yêu tuôn tràn. Chúng ta đã xuyên tạc ý nghĩa của tình yêu mà Đức Chúa Trời muốn làm nên trọn vẹn trong đời sống chúng ta.
Cơ đốc nhân ở Ê-phê-sô đang sống trong môi trường đồi bại. Nó thể hiện qua đạo đức suy đồi và những cuộc chuyện trò lệch lạc. Trong trường hợp này về đạo đức là sự hiểu biết sai lạc về giới tính và trong cuộc trò chuyện là việc khuấy rối tình dục.
Tình dục chỉ đẹp đẽ khi được hợp pháp. Tình yêu được bày tỏ cao độ qua hành động tình dục. Nhưng tình yêu không có sự hợp pháp không phải là tình yêu thật. Nó có vẻ là dâm dục nhiều hơn. Chính sự xuyên tạc về điều vinh diệu mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong thế giới chúng ta, đó là tình yêu, đã được nhìn thấy qua thái độ coi thường tình dục, quan hệ ngoài hôn nhân. Chúng ta đang lao vào tình dục, vượt ra khỏi phạm vi mà Đức Chúa Trời cho phép. Đây chính là vực thẳm mà chúng ta đang rơi xuống, vô cùng nguy hiểm.
Phao-lô đặc biệt quan tâm đến chủ đề này. Ông bàn đến sự tà dâm, ô uế và tham lam. Thậm chí ông còn khuyên không nên nói đến những vấn đề này giữa vòng các Cơ đốc nhân! – nhưng chẳng phải việc ý thức bàn đến một cách có trách nhiệm như ông đang làm. Ý của Phao-lô là Cơ đốc nhân không nên có những tư tưởng gian dâm, ô uế trong tâm trí họ. Ông thấy cần phải giãi bày cách thẳng thắn về điều này trong những ngày đó, và vì chúng ta đang sống trong giai đoạn giống như vậy nên Cơ đốc nhân cần phải có thái độ tương tự như Phao-lô. Ngay cả trong Hội thánh của Chúa, những sự bại hoại, vô luân được nhìn thấy ở mọi khía cạnh. Thậm chí trong vòng các tín đồ cũng có sự nhầm lẫn giữa tình yêu và gian dâm.
Những điều Đức Chúa Trời lên án là tà dâm, ham muốn xấu xa, tham lam, ô uế – nói cách khác là quan hệ ngoài hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân vì đam mê tình dục, tìm kiếm sự thoả mãn cho riêng mình – nó chẳng liên quan gì đến tình yêu mà Đức Chúa Trời bày tỏ trong đời sống Cơ đốc nhân.
Phao-lô cũng bàn đến sự xuyên tạc về tình yêu trong lời nói. Điều này rất quan trọng vì có nhiều lúc những sự bàn cãi diễn ra – dùng lời nói nhiều hơn hành động, đặc biệt khi bạn trò chuyện trong căn phòng riêng. Tại đây, Cơ đốc nhân sẽ có nhiều cơ hội để bày tỏ mình không mảy may lưu tâm đến những lời xuyên tạc về tình yêu của họ. Phao-lô nói: “Chớ nói lời tục tĩu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ ơn Chúa thì hơn.”
Khi Phao-lô nói “giả ngộ tầm phào” tức là những lời nói chuyện ngớ ngẩn mà chúng ta có thể dịch là ‘tính khờ khạo’. Rõ ràng có hàng loạt những cuộc trò chuyện về tình dục diễn ra chung quanh chúng ta trong đời sống xã hội hoàn toàn là những lời nói khờ khạo. Chúng ta không được dính líu gì đến những cuộc nói chuyện như thế vì nó nói xuyên tạc đến điều thiêng liêng nhất mà Đức Chúa Trời ban cho: tình yêu.
Kế đến Phao-lô bàn về ‘giễu cợt’. Có lẽ bạn sẽ nghĩ: “Ồ, không! Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không còn được nói đùa hay có bất kỳ những tiếng cười vui nào nữa cả.” Nhưng đó không phải là điều Phao-lô muốn nói. Từ này thật sự có nghĩa là “làm thay đổi một điều gì đó.” Chúng ta có thể gọi là ‘hai mặt’ hay ‘hai ý’ Bạn đặt mình vào hoàn cảnh bị nói ra một điều gì đó hoàn toàn không có hại nhưng điều đó đã bị bóp méo bởi một kẻ có suy nghĩ dơ bẩn. Bạn không thể tránh né, nhưng bạn có thể và cần phải không can dự vào việc làm tăng thêm ý đó hay sử dụng nó.
Đây là một sự xuyên tạc khác về món quà tình yêu đẹp đẽ của Đức Chúa Trời. Chúng ta sống trong một xã hội có đầy dẫy những sự suy nghĩ xấu xa và những lối trò chuyện lố bịch. Sứ đồ Phao-lô khuyên chúng ta phải hiểu được điều hoàn hảo của tình yêu và chớ can dự với bất kỳ điều gì làm xuyên tạc tình yêu ấy.